Trong một báo cáo chính sách,ànQuốcvạchkếhoạchnângcaokhảnăngđốiphótênlửaTriềuTiêrồng bạch kim Lục quân Hàn Quốc đã vạch ra kế hoạch tăng cường Hệ thống ba trục được thiết kế để theo dõi, phát hiện và tấn công các hệ thống tên lửa và pháo binh của Triều Tiên, trong bối cảnh có những lo ngại an ninh mới về khả năng phòng thủ của Seoul sau khi xung đột Hamas-Israel bùng nổ từ ngày 7.10.
"Năng lực tên lửa và hạt nhân được nâng cao của Triều Tiên cũng như các cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel nhắc nhở chúng ta rằng Triều Tiên có thể khiêu khích bất cứ lúc nào", Tham mưu trưởng Lục quân Hàn Quốc Park Jeong-hwan phát biểu tại một sự kiện ở thành phố Gyeryong, cách Seoul 140 km về phía nam.
Ông Park còn nhấn mạnh: "Lục quân nhận thức sâu sắc về mức độ nghiêm trọng của môi trường an ninh và cam kết hoàn thành sứ mệnh quốc phòng của mình thông qua những đổi mới quốc phòng hàng đầu".
Hệ thống ba trục của Hàn Quốc bao gồm hệ thống tấn công phủ đầu, hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không bao gồm các thiết bị đánh chặn tên lửa nhiều lớp, cũng như chiến dịch trừng phạt và trả đũa quy mô lớn nhằm loại bỏ khả năng chỉ huy-kiểm soát của đối phương bằng cách vô hiệu hóa bộ máy lãnh đạo và các cơ sở quân sự.
Lục quân Hàn Quốc cho biết thêm họ sẽ thiết lập một "hệ thống phòng thủ toàn diện, đa tầng" để bảo vệ các cơ sở quan trọng và vùng đô thị Seoul, nơi sinh sống của khoảng 50% trong số 51,5 triệu dân của Hàn Quốc, trước "mối đe dọa tên lửa và pháo binh tầm xa của Triều Tiên", theo Yonhap.
Lục quân Hàn Quốc còn tuyên bố sẽ sớm triển khai các thiết bị đánh chặn và hệ thống phòng thủ tiên tiến có khả năng tấn công tên lửa hành trình đang bay tới ở độ cao thấp, và tăng cường khả năng hoạt động của các lực lượng đặc nhiệm.
Hàn Quốc duyệt binh "dương oai" sau 10 năm gián đoạn, cảnh báo Triều Tiên
Ngoài ra, trong một báo cáo chính sách của mình, Không quân Hàn Quốc cho hay họ sẽ hỗ trợ hệ thống tấn công phủ đầu nói trên thông qua chương trình mua thêm máy bay tàng hình và phát triển chiến lược tác chiến trên không trong tương lai kết hợp giữa máy bay chiến đấu KF-21 và máy bay không người lái nội địa vào năm 2040.
Trong tháng 3, Ủy ban Xúc tiến Dự án Quốc phòng Hàn Quốc đã phê duyệt kế hoạch trị giá 3.750 tỉ won (2,82 tỉ USD) để mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35A cho đến năm 2028. Không quân Hàn Quốc đang sở hữu 40 chiếc F-35A do tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất, theo Yonhap.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Triều Tiên đối với tuyên bố trên của quân đội Hàn Quốc.