Ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại của năm và trong năm 2023,ânhàngdànhtỉđồngchovaybìnhổnthịtrườngvớilãisuấtỷ lệ cá cuộc ngoài việc tiếp tục các cơ chế chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, cho các ngành lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế, thì rất cần các giải pháp, các chương trình hành động cụ thể về kích cầu tiêu dùng và kích cầu đầu tư để kích thích tăng trưởng kinh tế, qua đó kích thích tăng trưởng tín dụng.
Đến nay, tại TP.HCM đã thực hiện được 30 hội nghị kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại các địa bàn quận huyện của thành phố. Giải ngân cho vay với số tiền đạt 581.000 tỉ đồng, cho gần 180.000 khách hàng, bằng 111,7% so với gói tín dụng ưu đãi các tổ chức tín dụng đăng ký theo kế hoạch năm, với quy mô gói là 520.000 tỉ đồng.
Về phía ngân hàng, đã và đang nỗ lực thực thi khơi thông tín dụng cho nền kinh tế. Thế nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng chậm là do khả năng hấp thụ vốn thấp, tín dụng tiêu dùng chỉ tăng 1,36%, trong khi tín dụng chung là 3,6%, cho vay mua nhà để ở giảm 0,3%. Để khơi thông vốn, ngành ngân hàng tiếp tục đưa các giải pháp như giảm thời gian duyệt hồ sơ, hỗ trợ khách hàng vay vốn, đảm bảo nhu cầu vốn dịp Tết, dành 9.000 tỉ đồng cho vay lãi suất thấp cho các doanh nghiệp...
Ông Trần Hoài Phương - Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp HDbank khẳng định, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng không chỉ là mong mỏi của các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm và nỗ lực của các ngân hàng thương mại. HDbank đã nỗ lực thực thi các yêu cầu của cơ quan quản lý trong việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp SMEs – nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng đã triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thực hiện hồ sơ, thủ tục để các doanh nghiệp tiếp cận các gói vay ưu đãi.